Công thức và một số dạng toán

A. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc

1. Công thức hiệu quang lộ

d1-d2 = \frac{ax}{D}

2. KHoảng cách vân (2 vân sáng, 2 vân tối liên tiếp)

i=\frac{\lambda.D}{a}

Nhận xét : Tia sáng có λ càng lớn thì khoảng cách vân càng lớn

3. Công thức tính tọa độ vân sáng (Khoảng cách từ vân sáng k đến vân trung tâm)

x=k.\frac{\lambda.D}{a}=k.i

4. Công thức tính tọa độ vân tối (Khoảng cách từ vân tối k đến vân trung tâm)

x=(k+1/2).\frac{\lambda.D}{a}=(k+1/2).i

5. Khoảng cách n vân sáng hay tối liên tiếp( khoảng cách từ vân sáng k đến vân sáng k+n)

Δx = (n-1).i

6. Số vân sáng trong vùng có tọa độ x1 đến x2

\frac{x1}{i} ≤ k≤ \frac{x2}{i}

đếm k nguyên ta tìm được số vân sáng

7. Số vân tối trong vùng có tọa độ x1 đến x2

\frac{x1}{i} ≤ k + 1/2 ≤ \frac{x2}{i}

đếm k nguyên ta tìm được số vân tối

8. Đếm số vân sáng, tối trong bề rộng giao thoa (L) (Đối xứng qua tâm)

C1 : Giống tìm số vân sáng, tối  trong vùng giao thoa từ x1 đến x2

x1=-L/2 và x2=L/2

C2: Tìm \frac{L}{2i}=a,b

Vân sáng : 2a+1

Vân tối : M=round((a.b,0) : 2M

Lưu ý : Số vân sáng là lẻ, số vân tối là chẵn

9. Đếm số vân sáng, tối trong bề rộng giao thoa (L) (Bất kỳ)

\frac{L}{i}=a,b

+b=0: 2 đầu khoảng chắc chắn là 2 vân sáng hay hai vân tối

  • Nếu giả thiết cho vân sáng : số vân sáng là a+1, số vân tối là a
  • Nếu giả thiết cho vân tối : số vân sáng là a, số vân tối là a+1

+ b=5: 2 đầu là 1 vân sáng và 1 vân tối

  • số vân sáng là : a+1, số vân tối là a+1

B. Gioa thoa ánh sáng trắng (Ánh sáng trắng có bước sóng 0,4μm≤λ≤0,76μm)

10. số bước sóng có cùng vân sáng,hoặc tối tại cùng vị trí (tọa độ x) trên giao thoa trường

  • Xác định kmin=\frac{x.a}{\lambda_{max} D}, và  kmax=\frac{x.a}{\lambda_{min} D}
  • Số vân sáng : kmin≤k≤kmax => tìm k => \lambda
  • Số vân tối : kmin≤k+0.5≤kmax => tìm k => \lambda

11. Bề rộng phổ bậc k

Δd = xđ – xt = k.\frac{D}{a}.(\lambda_{max}-\lambda_{min})

Nhận xét : k càng lớn thì bề rộng phổ càng lớn ==> càng xa vân trung tâm thì phổ càng rộng

12. Vị trí vân sáng gần nhất giống vân trung tâm

(VD thực hiện giao thoa với 3 tia sáng có bước sóng λ1,λ2,λ3)

Vị trí Vân sáng giống vân trung tâm phải là vị trí ở đó có bước sóng λ1,λ2,λ3 đều cho vân sáng.

Cách giải :

  1. Gọi x là vị trí các bước sóng λ1,λ2,λ3 đều cho vân sáng
    • k1.\frac{\lambda_1. D}{a}=k2.\frac{\lambda_2. D}{a}=k3.\frac{\lambda_3. D}{a}
    • k1.λ1=k2.λ2=k3.λ1 (k1,k2,k3 là bậc vân sáng ứng với λ1,λ2,λ3)
  2. Tối giản λ1:λ2:3 thành a:b:c => M=BSCNN(a,b,c)
  3. Vị trí gần nhất : tương ứng với k1=M:a, k2=M:b, k3=M:c
  4. Tọa độ gần nhất  x = k1.\frac{\lambda_1. D}{a}

(Lưu ý: vị trí gần nhất cũng chính là vị trí vân sáng bậc 1 , ta có thể dùng λ2 hay λ3 để tính nhưng lưu ý chọn k2 hay k3)

13. Vị trí vân sáng bậc (n) giống vân trung tâm

Cách làm : tương tự như trên nhưng

x = n.k1.\frac{\lambda_1. D}{a}

14. Tìm số vân sáng từ vị trí có tọa độ x1 đến x2 giống vân trung tâm

x1<=n.k1.\frac{\lambda_1. D}{a}<=x2

Tìm n ==> số vân sáng

15. Khoảng cách vân thay đổi khi khoảng cách màn thay đổi

1. Màn tiến tới gần 2 khe 1 khoảng ΔD

i = \lambda \frac{D-\Delta D}{a}

(Khoảng vân giảm 1 lượng Δi=\lambda \frac{\Delta D}{a})

2. Màn tiến ra xa 2 khe 1 khoảng ΔD

i = \lambda \frac{D+\Delta D}{a}

(Khoảng vân tăng 1 lượng Δi=\lambda \frac{\Delta D}{a})

Lưu ý: Khi thay đổi vị trí màn, thì vị trí vân trung tâm không thay đổi

16. Tọa độ vân sáng trung tâm khi đặt thêm bản mặt song song (dày e, chiết suất n)